Cúng giỗ là một trong những nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Bất cứ ngày giỗ nào trong năm đều có một ý nghĩa quan trọng đối với gia đình. Đây cũng là cơ hội để các thành viên trong nhà có thể quây quần, đoàn viên bên nhau sau khoảng thời gian xa cách.
Chính vì thế, đây sẽ là ngày mà gia chủ cần chuẩn bị chỉnh chu, tươm tất trong mọi việc và đặc biệt nhất là việc làm mâm cơm cúng giỗ.
Tùy theo mỗi vùng miền mà cách làm mâm cơm cúng giỗ sẽ có sự khác nhau, các món trên mâm cũng có những khác biệt nhất định.
Và chắc hẳn cũng sẽ có rất nhiều gia chủ – đặc biệt là những gia đình lần đầu thực hiện lễ cúng thắc mắc về vấn đề: Mâm cơm cúng giỗ gồm những gì?
Chính vì thế, trong bài viết hôm nay Royalceramic không chỉ giải đáp câu hỏi trên mà còn gợi ý đến mọi người thực đơn cho mâm cơm cúng trong ngày giỗ, những món quen thuộc trên mâm cỗ của cả 3 miền Bắc – Trung – Nam!
Ý nghĩa của việc cúng giỗ
Mục Lục
Từ bao đời nay, cúng giỗ đã trở thành một nét văn hóa trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người phương Đông. Việc cúng giỗ được ông bà ta truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Hầu như không một gia đình nào quên đi và không làm lễ này cho ngày đã khuất.
Ngày cúng giỗ là ngày mà con cháu thể hiện tấm lòng, sự thương xót và để tưởng nhớ những người thân đã khuất.
Trong dịp này, con cháu sẽ quay về, tụ tập và sum vầy bên nhau. Vì thế, dù gia đình bạn là nhà có điều kiện hay không, có thể làm lễ nhỏ hoặc mâm lễ lớn. Tuy nhiên, không được quên đi ngày làm giỗ.
Trong phần dưới, Royalceramic sẽ nhắc lại để các bạn xác định được đâu là những ngày giỗ quan trọng.
Những ngày giỗ quan trọng cần nhớ
Trong 1 năm, chỉ có 1 ngày giỗ duy nhất dành cho một người đã khuất. Tuy nhiên, có 3 ngày giỗ quan trọng mà bạn cần chú ý. Cụ thể:
Giỗ đầu (Tiểu Tường)
Là ngày giỗ đầu tiên sau một năm tính từ ngày mất. Giỗ này vẫn nằm trong kỳ tang, không khí trong gia đình còn bi ai, sầu thẩm.
Bởi vì thời gian một năm trôi qua vẫn chưa thể làm vơi đi sự buồn đau, thương xót của những người trong gia đình người khuất.
Trong ngày giỗ này, gia chủ thường tổ chức trang trọng, nghiêm túc không khác gì với ngày để tang của 1 năm trước đó. Ngày này, con cháu vẫn còn mặc tang phục để thắp hương!
Giỗ hết (Đại Tường)
Đây là ngày sau khi người mất 2 năm, giỗ này vẫn nằm trong thời kỳ tang. Giỗ này cũng được tổ chức trang trọng, vương vấn đau thương, sầu bi chẳng kém với giỗ đầu.
Giỗ thường (Cát Kỵ)
Là ngày giỗ tính từ sau 3 năm người khuất, Cát Kỵ cũng có nghĩa là giỗ lành. Vào ngày này, con cháu chỉ cần mặc đồ bình thường không mặc tang phục và cũng không còn cảnh sầu thảm như 2 ngày giỗ trước đó.
Đây được xem là dịp để con cháu sum họp và tưởng nhớ đến người đã khuất. Khách khứa được mời trong ngày giỗ này cũng không còn rộng rãi như giỗ đầu và giỗ hết, thường chỉ có con cháu trong nhà và bà con hàng xóm xung quanh tới dự.
Ngày giỗ này được duy trì hết năm đời con cháu. Sau năm đời, vong linh của người quá cố đã được siêu thoát, đầu thai và hóa kiếp nên không cần phải thực hiện lễ cúng giỗ mà có thể nạp chung vào cùng kỳ xuân tế.
Mâm cơm cúng giỗ gồm những gì?
Với mỗi vùng miền thì mâm cúng giỗ sẽ có sự thay đổi khác nhau. Và để hiểu hơn về điều này, bạn có thể tham khảo những món ăn thường được chuẩn bị cho mâm cúng ngày giỗ chạp theo từng miền ở dưới phần của bài viết sau đây:
Mâm cơm cúng ngày giỗ ở miền Nam
Lễ cúng cho người quá cố cũng sẽ có sự góp mặt của những người bà con, ông bà, cố cụ từ thời xa xưa tham dự. Chính vì thế, khi cúng 3 mâm cơm ở 3 bàn thờ bên hoặc trên 1 bàn thờ thì thức ăn cần phải giống nhau.
Với mâm cúng miền Nam, bạn sẽ bắt gặp những món ăn quen thuộc như:
- Món kho: thịt heo, cá lóc, kho nước dừa đúng chuẩn phong vị người miền Nam.
- Món luộc: thịt ba chỉ luộc thái mỏng.
- Món hầm: thịt heo hầm măng tre.
- Món xào: xào chua, xào mặn, xào rau cùng đổ lòng, hoặc các món xào với tôm. Tuy nhiên không bao giờ có thịt rừng trong những món xào trên mâm cúng ngày giỗ của người miền Nam.
Mâm cơm cúng giỗ miền Trung
Người miền Trung nổi tiếng với những món ăn cầu kỳ, đặc biệt là Huế – vùng đất ảnh hưởng rất lớn từ ẩm thực cung đình Huế qua các triều đại.
Do đó, nếu lấy Huế làm đại diện thì có thể nói, mâm cúng của người miền Trung có sự chỉnh chu và một chút cầu kỳ đặc biệt.
Các món cúng giỗ tại đây cũng được phân chia thành 4 loại gồm: món canh, món xào, món từ thịt và những món từ tôm cá.
Trong đó, thực đơn quen thuộc nhất sẽ gồm:
- Các món thịt: Thịt vịt luộc chấm mắm gừng/ Thịt gà bóp với rau răm, Thịt heo quay, Thịt gà roti, Thịt bò nướng, Thịt heo kho rim.
- Các món tôm cá: Cá chiên khúc, Tôm rim hay tôm rang, Vả trộn với tôm,…
- Món canh: Canh ổ qua nhồi thịt, Canh bún nổi giò heo, Canh củ hầm thịt bò,…
- Món xào: Đậu cô ve xào, su xào,…
Ngoài những món này, gia chủ người miền Trung cũng thường xuyên lựa chọn: Chả ram, Nem chả, Món gỏi,…trên mâm cúng.
Mâm cơm cúng giỗ miền bắc gồm những gì?
Mâm giỗ cổ truyền của người miền Bắc thường bao gồm tất cả những món ăn sau đây và ngày nay, dường như không có sự thay đổi. Cụ thể:
- Cơm trắng, Xôi gấc ;
- Xôi vò, chè đường;
- 1 con cua và 1 quả trứng trưng chung trên 1 đĩa;
- Bánh dầy đậu;
- Chả quế;
- Thịt quay, Bê thui;
- Giò lụa, Giò thủ, Giò bì;
- Thịt kho tàu;
- Chân giò heo hầm măng khô và mộc nhĩ;
- Chả giò cua bể ăn cùng với bún;
- Gà quay hay gà luộc;
- Thịt đông, dưa chua (những món thường có cho mâm cúng ngày lạnh ở miền Bắc);
- Nem dê;
- Tôm sú/Tôm càng rim;
- Tôm thịt xào nấm đông cô, cà rốt, đậu ve, su hào;
- Lươn om bắp chuối bào;
- Nộm măng;
- Miến xào lòng gà;
- Món bóng cá nhồi giò sống/bóng lợn;
Những điều kiêng kỵ cần biết khi chuẩn bị mâm cúng giỗ
Cũng giống như bao lễ cúng khác, cúng giỗ người đã mất cũng có những điều cấm kỵ mà bạn không nên phạm phải. Cụ thể:
- Khi cúng giỗ, gia chủ không nên chuẩn bị mâm cơm cúng có những món mà ngày còn sống người đó không thích ăn.
- Tuyệt đối không được phép nêm nếm hoặc ăn thử thức ăn để dùng làm cơm cúng các vị gia tiên.
- Trên mâm cúng không nên đặt các món gỏi, món đồ sống có mùi tanh hôi khó chịu.
- Những món từ cá mè, cá sông cũng không được đưa lên bàn cúng.
- Mâm cơm cúng ngày giỗ cần phải được đặt riêng, món ăn được bày biện trên bát, đĩa mới.
- Nên chuẩn bị bát đũa riêng để dọn lên bàn cúng. Không nên sử dụng chén đũa đã dùng ngày thường cho mâm cúng giỗ.
- Không được sử dụng đồ đóng hộp, những món ăn được đặt ở nhà hàng vào mâm cúng.
Trên đây là toàn bộ những gì có liên quan đến lời giải cho câu hỏi: Mâm cơm cúng giỗ gồm những gì? Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn đã có thể chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ, đúng theo văn hóa và phong tục vùng miền để dâng lên người mất.